Tết đến cũng là dịp cho các gia đình quan tâm đến việc tu bổ, trang trí lại nhà cửa, cũng là dịp để mọi người nghĩ đến người thân, bạn bè và kết chặt thêm các mối quan hệ giao tiếp. Trong dịp này, người ta bày biện những mâm cúng cho tổ tiên và mâm cỗ để tiếp đãi bạn bè. Có thể xem cỗ là bữa ăn đặc biệt có tính chất long trọng, thân tình được tổ chức trong gia đình như: cỗ cưới, cỗ nhà đám, giỗ chạp, mừng một sự thành công, mừng cha mẹ sống lâu, tết nhất... Mâm cúng chỉ để những loại thức ăn bày biện cho các lễ cúng theo thể thức người Việt. Theo phong tục cổ truyền dân tộc, thì trong dịp Tết Nguyên đán mâm cúng ngày tết chưng gì? Ý nghĩa của mâm cúng ngày tết? Cùng DOHA tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
1. Mâm cỗ Tết là gì?
Trong truyền thống của người Việt Nam, mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều mong muốn được sum vầy tụ họp và chuẩn bị một mâm cỗ Tết thật đầy đủ, tươm tất và thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên với mong ước một năm bình an, suôn sẻ, phát tài. Chính vì vậy, dù nhiều hay ít thì mâm cỗ Tết vẫn luôn phải được chăm chút thật tỉ mỉ và chỉn chu.
2. Ý nghĩa mâm cỗ Tết của người Việt
Không chỉ đơn giản là một mâm cỗ thông thường, trong mâm cỗ Tết của người Việt còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa quan trọng như:
2.1. Thể hiện tấm lòng biết ơn và kính trọng đối với ông bà, tổ tiên
Mâm cúng ngày Tết thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn đối với ông bà tổ tiên cũng như mong muốn một năm mới vạn sự may mắn và bình an. Chính vì thế, những ngày trước Tết, mọi gia đình đều tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang trí ngôi nhà của mình sao cho sạch đẹp và tươm tất nhất.
2.2. Mang ý nghĩa đoàn tụ, sum họp
Trong một năm, tất cả mọi người đều bận rộn với công việc của mình thì tết đến xuân về lại là dịp cả gia đình quây quần sum họp với nhau cũng để tâm sự về những câu chuyện buồn, vui trong suốt một năm qua. Chắc hẳn ai cũng mong muốn được trở về nhà sau một năm bận rộn và nhiều biến động để quây quần bên mâm cơm gia đình.
2.3. Tượng trưng cho những mong ước
Trong mâm cỗ Tết, những món ăn đều sẽ ẩn chứa những ý nghĩa với câu chuyện khác nhau, mang theo ước vọng về một năm mới đầy đủ sung túc trọn vẹn.
Xem thêm:
LỰA CHỌN QUÀ TẶNG TẾT SANG TRỌNG CAO CẤP NĂM 2024
GỢI Ý QUÀ TẾT TẶNG GIA ĐÌNH XU HƯỚNG QUÀ TẶNG NĂM 2024
3. Mâm cúng ngày tết chưng gì?
Ngoài các món mặn, bàn thờ cúng ngày Tết cần chuẩn bị thêm một vài những thứ khác. Có thể liệt kê như mâm ngũ quả, hoa tươi, tiền vàng, nến, trầu cau, rượu, bánh chưng,...
Trong mâm cỗ cúng, bạn cần chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa đối với các mâm cúng đơn giản. Đối với các mâm cỗ lớn thì cần 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Các món được sắp xếp đầy đặn, khéo léo và trang trọng.
Mâm ngũ quả nên được lựa chọn là các loại quả tươi ngon, phù hợp với văn hóa từng vùng. Mâm cần có ít nhất 5 loại quả, đẹp mắt và sắp xếp hợp lý. Mâm ngũ quả không đặt chính giữa bát hương mà nên để ở phía bên của bàn thờ.
Dọn bàn thờ ngày tết là công việc mà mỗi gia đình cần làm một cách cẩn thận và chu toàn. Mâm cơm cúng trên bàn thờ ngày tết cần chuẩn bị đủ đầy. Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cúng trong ngày tết sẽ có sự thay đổi. Hãy thể hiện tấm lòng của mình đối với trời đất và tổ tiên bằng mâm cúng trang nghiêm.
4. Cách chuẩn bị mâm cúng ngày Tết theo từng vùng miền
Theo quyển Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh được NXB trẻ xuất bản và lưu hành, thì mâm cỗ mùng 1 Tết gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hay cỗ chay đều được nhưng phải chuẩn bị kĩ càng và bày trí trang nghiêm, chỉnh chu.
Ngày nay, không còn quá chú trọng món ăn, mâm cỗ chỉ cần khoảng 4-5 món ăn phù hợp với kinh tế gia đình. Quan trọng hơn thảy là tấm lòng hướng về tổ tiên, và không khí quây quần bên nhau ngày Tết.
Chúng ta cùng điểm qua một số cách bày mâm cỗ quen thuộc, đơn giản nhé!
4.1. Mâm cỗ miền Bắc
Mâm cỗ miền Bắc thường sẽ đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Ngoài ra, những gia đình cầu kì hơn thì sẽ có đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát, 8 đĩa.
4.2. Mâm cỗ miền Nam
4 đĩa trong mâm cỗ miền Bắc thường là 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa và 1 đĩa chả quế. Và luôn có một đĩa xôi gấc với ước mong những điều may mắn, đỏ tươi như màu gấc trong năm mới.
4 bát gồm thường là 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát bóng thả, 1 bát miến dong và 1 bát mọc nấm thả. Chân giò phải được nấu bằng giò vừa nạc vừa mỡ, giữa bát còn có 1 miếng thịt ba chỉ vuông vức được khía làm tư, nở đều bốn góc.
Thường ở miền Bắc, vào năm mới sẽ không sát sinh nên hầu như các món trong mâm cỗ phải đều được chuẩn bị từ trước.
4.3. Mâm cỗ miền Trung
Mâm cỗ miền Trung thường đủ đầy các món từ khô đến nước hơn so với miền Nam. Hầu hết sẽ là các món mặn, gia vị đậm đà như nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim,…
Ngoài ra còn có thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm và một đặc trưng trong món ăn người miền Trung đó chính là món cuốn, nên không thể thiếu bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.
Cuối “thực đơn” thường là những món tráng miệng như bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu được nặn theo hình trái cây rất nghệ thuật.
4.4. Mâm cỗ miền Nam
Mâm cỗ miền Nam thì thường đơn giản và phụ thuộc nhiều vào kinh tế gia đình, thể hiện sự trù phú, màu mỡ của vùng miền, không quá chú trọng sự cầu kì như miền Bắc.
Món ăn trong mâm cỗ miền Nam phong phú thực đơn và không quá gò bó theo một chuẩn nhất định. Thường là chả giò chiên, lạp xưởng tươi, gỏi gà luộc xé phay, kiệu. Đặc biệt phải có bánh tét. Cũng đa dạng hơn bánh chưng miền Bắc, bánh tét có thể là tét nếp cẩm, tét ngọt, hoặc bánh tét dừa, nhân có thể là thịt, hoặc trứng vịt,...
Hai món ăn xuất hiện rất nhiều trong mâm cỗ đó chính là thịt kho trứng và canh khổ qua. Với mong muốn một năm tốt đẹp, sung túc nên hầu như không thể thiếu ở mâm cỗ miền Nam.
4.5. Mâm cỗ chay
Quan niệm một số gia đình theo Phật giáo thì ngày đầu năm không nên sát sinh. Do đó thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn, người ta chuẩn bị mâm cỗ chay. Một vài món ăn thường xuất hiện đó là:
-
Rau củ xào chay: Chẳng hạn như cà rốt, bắp non, nấm, cải thảo,...
-
Đậu hũ: Một món ăn cực kì quen thuộc với những ai ăn chay. Đậu hũ có thể được biến tấu với cách chiên xù, đậu hũ xào nấm, đậu phụ tứ xuyên,...
-
Canh nấm chay: Trong mâm cúng hay mâm cơm, dù mâm chay hay mâm mặn thì cũng đều phải có một bát canh. Chỉ đơn giản là bạn chọn những loại nấm, rau củ yêu thích, không cần quá cầu kì.
-
Món xôi: Xuất hiện ở cả mâm cỗ mặn và chay, xôi luôn có mặt trên mâm cúng ngày Tết. Có thể là xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi lá dứa,...
Ngoài việc lựa chọn nguyên liệu đầy đủ cho mâm cúng ngày tết, thì việc trang trí bàn thờ cúng ngày tết cũng rất được chú trọng nên cần trang nghiêm và chỉnh chu nhất. Năm Giáp Thìn 2024, Rồng vàng con giáp có ý nghĩa linh thiêng trong văn hóa Việt. Lấy cảm hứng từ Rồng và Mây DOHA sắp cho ra mắt bộ sưu tập được đặt tên "Long vân hội lộc" Royal Darius Gold 23K. Trong đó, có sản phẩm khắc họa hình ảnh rồng vàng đang lướt trên mây, kìm mình lại trước khi tung bay lên trời xanh cùng hàm ý: một năm nhiều thử thách, khó khăn cũng không cản được ý chí con người khao khát vươn lên để đón nhận những may mắn, tài lộc, thành công.
"Hình ảnh này có ý nghĩa đặc biệt, nhất là trong bối cảnh năm 2023 cực kỳ khó khăn và ai cũng đều mong có một sự khởi sắc, tiến lên cho năm mới"
Rượu linh vật Rồng, sản phẩm chưng tết gia tăng thêm sự đẳng cấp, sang trọng,..với ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và thành công.
5. Các kiêng kỵ trong mâm cỗ cúng ngày tết, mùng 1, 2, 3
Các mâm cỗ cúng trong ba ngày Tết là cốt lõi của cỗ Tết, đều được chuẩn bị với lòng tôn kính, biết ơn đối với thần phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân và khách khứa. Tùy thuộc điều kiện của gia đình, gia chủ sẽ bày biện những sản vật, món ăn ngon quý nhất của gia đình mình để cúng tế và thưởng thức.
Có thể nói ai cũng muốn làm cỗ thật to, thật nhiều món ăn ngon, đẹp để hiếu kính tổ tiên và mời mọi người thưởng thức; cùng cầu chúc cho nhau năm mới an khang, thịnh vượng. Nhưng điều cần lưu ý là các sản vật, món ăn bày trên mâm cúng phải phù hợp với quan niệm, tín ngưỡng và thuần phong mỹ tục. Những món ăn có thể được coi là đặc sản, bổ dưỡng nhưng không phù hợp với quan niệm văn hóa, tập quán - tín ngưỡng (kiêng kỵ) không nên bày trên mâm cỗ cúng (dù có thể xuất hiện trong cỗ Tết).
Nhìn chung, người Việt phổ biến kiêng cúng các món như thịt trâu, chó, rùa, ba ba, mèo... hoặc những món ăn hàng ngày như ốc, ếch, tôm tép, lươn, chạch, cá trê, cá mè, cá rô... trong ba ngày Tết.
Ngày Tết kiêng sát sinh (đụng dao thớt), kỵ tranh cãi, kỵ nói những điều không tốt đẹp hoặc những tiếng kêu la để giữ gìn phúc đức, không khí vui tươi hưng vượng. Do đó, hầu như tất cả các món ăn (nhất là các món có nguồn gốc từ động vật) đều được làm sẵn, làm xong trước bữa cơm tất niên chiều 30 tháng Chạp. Trong truyền thống, thứ duy nhất phải làm mới trên các mâm cỗ cúng trong ba ngày Tết là cơm tẻ.
Thông thường, các mâm cỗ cúng trong ba ngày Tết đều được bày biện giống nhau, với các món ăn truyền thống, đặc trưng của từng địa phương, vùng miền. Tất cả những sản vật, món ăn ngon quý, mang ý nghĩa tốt đẹp đều có thể bày biện trên mâm cỗ cúng trong ba ngày Tết.
Riêng mâm cỗ cúng hết Tết (phổ biến trong ngày mùng Ba) cần bày thêm gạo, muối và các món làm sẵn nhưng chưa dùng hết như giò, nem, bánh kẹo, trái cây... ngụ ý chu cấp cho tổ tiên, làm quà khi tiễn đưa các vị thần phật, tổ tiên.
Điểm khác biệt giữa các món ăn trên mâm cỗ cúng ngày Tết của người Việt chủ yếu do đặc điểm thời tiết, khí hậu và tập quán địa phương. Các món truyền thống đều được làm từ sản vật địa phương nên điểm khác nhau về hương vị mang đặc tính thổ nhưỡng, khẩu vị, phương pháp chế biến, bảo quản và tên gọi.
Cỗ Tết miền Bắc không thể không nhắc đến bánh chưng, bánh dầy, giò, nem, thịt nấu đông, canh măng khô, thịt mỡ, dưa hành. Miền Trung, miền Nam có bánh tét, bánh tổ, thịt lợn ngâm mắm, thịt heo kho hột vịt, dưa kiệu, dưa món, canh khổ qua... Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ màu sắc, đa dạng, phong phú về hương vị nhưng có cùng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tốt đẹp.